LÀM TIÊU HAO SỨC LỰC NGOẠI BINH
Đội nữ Hóa chất Đức Giang được đánh giá là ứng viên số 1 cho danh hiệu vô địch khi mạnh tay chiêu mộ 3 ngoại binh,ìakhóathànhcôngcủahainhàvôđịchbóngchuyềnquốchứng khoán châu á gồm HLV Wannachote đến từ Thái Lan, chủ công Polina (Uzbekistan) và chuyền hai Tichaya Boonlert (Thái Lan). Cùng với dàn tuyển thủ quốc gia trong đội hình như Bích Thủy, Thanh Liên, Tú Linh, CLB Hóa chất Đức Giang tham vọng lần đầu lên ngôi vô địch khi lần thứ 4 liên tiếp góp mặt ở chung kết. Được đầu tư tốt nhất với tham vọng vô địch nhưng CLB này phải lần nữa ngậm ngùi nhìn đối thủ đăng quang.
Trong khi đó, CLB Ninh Bình LPBank không có ngoại binh "bom tấn" nhưng sở hữu dàn nội binh chất lượng, nổi bật là chủ công Nguyễn Thị Bích Tuyền bên cạnh hai tuyển thủ quốc gia khác là Đinh Thị Thanh Thúy, Đinh Thị Thúy. Theo đánh giá của các HLV, chìa khóa mang lại chiếc cúp vô địch lịch sử cho CLB Ninh Bình LPBank là từ băng ghế huấn luyện. Với kinh nghiệm nhiều năm lăn lộn cùng bóng chuyền nữ VN trong vai trò HLV đội tuyển lẫn CLB, HLV Thái Thanh Tùng nắm bắt tường tận điểm mạnh, yếu của đối thủ và có đấu pháp phù hợp. Đó là lý do mà ngoại binh Polina của CLB Hóa chất Đức Giang dù vẫn thể hiện được đẳng cấp nhưng các mũi tấn công còn lại của đội bóng này nhiều lần bị phong tỏa. Bị dồn quá nhiều bóng, Polina sớm xuống sức và bất lực nhìn đối thủ tung hoành.
DÙNG NGÔI SAO ĐÚNG THỜI ĐIỂM
Công thức thành công của CLB Sanest Khánh Hòa (vô địch giải nam) cũng mang đậm dấu ấn của HLV lão làng Bùi Quang Ngọc. Đối mặt với đội Biên phòng vốn sở hữu dàn sao của đội tuyển quốc gia như Nguyễn Ngọc Thuân, Văn Hiệp, Văn Duy (cả HLV Trần Đình Tiền cũng dẫn dắt đội tuyển nam quốc gia) nhưng các cầu thủ Khánh Hòa vẫn chơi rất hay. HLV Bùi Quang Ngọc thậm chí cho ngôi sao Từ Thanh Thuận ngồi dự bị để rồi anh chơi thăng hoa mỗi khi vào sân.
Bộ đôi ngoại binh người Brazil, đặc biệt là Evando tấn công đầy hiệu quả bên cạnh tay đập Phạm Quốc Dư đang có phong độ hết sức ấn tượng khiến đội Biên phòng dù rất cố gắng vẫn không có nổi ván thắng trước Khánh Hòa ở chung kết. "Chúng tôi thành công nhờ được đầu tư bài bản, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, các cầu thủ hưng phấn khi được khán giả đến chật kín sân cổ vũ trong trận chung kết trên sân nhà", HLV Bùi Quang Ngọc thổ lộ.
CHỜ NHỮNG ĐỔI MỚI NĂM 2024
Kết thúc giải bóng chuyền vô địch quốc gia 2023 với nhiều trận đấu hấp dẫn, người hâm mộ chờ đợi những thay đổi tích cực để mùa giải mới chuyên nghiệp hơn. Đơn cử như đề xuất về việc tách thời gian giải nam và nữ không trùng nhau như hiện nay để người hâm mộ lẫn khán giả xem truyền hình được tận hưởng trọn vẹn các trận đấu. Việc tổ chức ngày càng chuyên nghiệp sẽ giúp các đội đầu tư mạnh mẽ hơn, nâng chất lượng nội binh lẫn ngoại binh để giải đấu thêm phần hấp dẫn.
Tổng thư ký Liên đoàn Bóng chuyền VN Lê Trí Trường cho biết lịch thi đấu của bóng chuyền VN trong năm nay bị xáo trộn bởi phát sinh các giải quốc tế của đội tuyển bóng chuyền nữ. "Chúng tôi sẽ ngồi lại bàn bạc, chuẩn bị tốt hơn cho mùa giải mới với mong muốn tạo điều kiện tốt nhất cho các CLB, tạo cơ hội thưởng thức thuận tiện nhất cho người hâm mộ. Hơn hết là mục tiêu chung tay phát triển bóng chuyền VN. Kể từ năm 2024, giải bóng chuyền vô địch quốc gia còn 9 đội và tiếp tục rút xuống còn 8 đội vào năm 2025 để nâng chất lượng giải đấu", ông Trường nói.